Bí quyết giúp nhà chung cư chống thấm mùa mưa

Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh tầng trên: cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt mà nước

Với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta, mỗi khi mùa mưa đến, một số công trình xây dựng luôn phải đối mặt với nỗi lo: mái dột, trần ố, tường thấm nước và bong tróc, không khí ngập mùi ẩm mốc… Vấn đề thấm dột đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là khi mưa bão kéo dài nhiều ngày.

Việc thấm dột lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà, khiến nhà mau xuống cấp và làm mất tính thẩm mỹ, không những thế, còn làm không khí nặng mùi rêu mốc, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy chống thấm dột như thế nào cho hiệu quả? Sau đây sẽ là những mô tả về nguyên nhân của hiện tượng này và gợi ý một vài giải pháp chống thấm dột đang được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Hiện tượng thấm dột

Tường bên ngoài xuất hiện vết rạn chân chim hoặc mạng nhện, càng lộ rõ hơn sau những cơn mưa. Những vết rạn này không gây hậu quả nghiêm trọng như các vết nứt tường.
Tường bên trong bị rạn nứt, bong tróc lớp sơn bảo vệ, ẩm ướt và loang lổ.
Trên trần có nhiều vết rạn chân chim, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt. Thấm nước từ trên mái ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc giáp lai tường; nước và hơi ẩm sẽ thấm xuống bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, mao mạch rỗng của tường.
Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh tầng trên: cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt mà nước sẽ thấm xuống trần của tầng dưới.

Nguyên nhân

Do công đoạn thiết kế có sai sót, đặc biệt là ở sàn mái và sàn phòng vệ sinh, đây là hai khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.
Do thi công đốt tiến độ, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đảm bảo nguyên tắc chống thấm. Dùng các vật liệu chống thấm không đúng cách hoặc chọn không đúng loại vật liệu.
Bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ thời tiết.
Khoảng cách giữa căn hai nhà phố rất hẹp nên mặt ngoài của bức tường giáp với nhà lân cận thường không được tô trét, nước ngấm vào kẽ hở này sẽ gây rộp tường, bong tróc sơn.
Nguyên nhân là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc do vị trí đất ẩm, thấp…

Các giải pháp chống thấm dột
Giải pháp tạm thời

Trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm, độ dày tối thiểu 1cm, hay sử dụng cao su lỏng hoặc sơn xi-măng để chống thấm hiệu quả.
Nếu trần chỉ mới bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh.
Các vết nứt nằm giữa đỉnh tường và mái có thể tạm thời dùng những tấm nhôm mỏng cố định bằng tắc-kê, cách tường từ 1 – 2 cm để che nước cho các vết nứt.
Nếu dột do lỗ đinh thì cần kiểm tra độ võng của xà gồ (đòn tay), đóng nẹp cố định cho xà gồ khỏi biến dạng trước khi trám, bít lỗ dột.
Kiểm tra và làm sạch các khe giao nhau giữa hai mái, thay những tấm tôn, ngói đã bị hư hỏng.
Kiểm tra các ống thoát nước để ngăn không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Nếu lòng máng xối quá cạn, không thoát kịp nước khi mưa lớn thì phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

Giải pháp triệt để

Chống thấm bên ngoài

Sử dụng các loại sơn có tính năng chống thấm tốt cho bề mặt tường bên ngoài, lại có thể làm đẹp cho ngôi nhà. Hoặc dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như trồng dây leo thành mảng có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.
Không thể bỏ qua: Bí kíp xử lý nóng cho nhà ống

Chống thấm sàn mái và sàn toilet

Đối với các căn hộ chung cư, việc thấm dột trần chủ yếu là do nhà vệ sinh hay bể nước của căn hộ tầng trên gây ra. Khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn toilet khu vực bị thấm tương ứng ở tầng trên, sau đó phủ lên một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm, trét một lớp xi măng, rồi lát gạch lại như cũ.

Đối với nhà phố, nếu trên mái có đặt bể nước hay bồn cây thì cần lưu ý đến việc chống dột mái tôn, có thể sử dụng màng khò nóng chống thấm gốc Bitum. Những mái ngói có vết nứt hoặc chỗ trũng đọng nước thì nên làm sạch các chỗ nứt, dùng nước pha xi măng theo tỷ lệ 5/1 dội xuống vết nứt để bít kín lại. Nếu sàn bê tông bị nứt vỡ nghiêm trọng, bạn nên dùng vữa xi măng lỏng trám vá lại, sau đó dùng chất chống thấm phủ lên bề mặt.

Chống thấm tường

Đối với nhà phố, do đặc điểm liên tiếp nhau của dãy nhà nên xác suất thấm dột do tường là khá thấp, việc chống thấm có thể khắc phục bằng các loại sơn và chất phụ gia chống thấm, được bày bán rộng rãi trên thị trường cũng như trên các trang mua bán rao vặt.

Còn nếu muốn khắc phục một cách triệt để thì phải cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc, sau đó vệ sinh làm sạch khu vực bị thấm, dùng vữa trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột chuyên dụng, rồi dùng các loại sơn chống thấm để xử lý. Lưu ý khi sơn chống dột nhà, cần phủ từ 2 đến 3 lớp theo đúng trình tự, nếu đốt cháy giai đoạn thì màng sơn không đủ độ dày hoặc những lớp sơn chưa thật sự khô hẳn, sẽ làm mất đi tác dụng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *